Ngộ độc rượu và cách phòng tránh
loading...
15:55 10/10/2017

Các hình thức đồ uống có cồn như bia, rượu trắng, rượu vang…đã được sử dụng từ rất lâu trong lịch sử loài người vì nhiều nguyên nhân như lễ, hội, tiệc liên hoan, cưới hỏi… Việc sử dụng một lượng vừa phải rượu thì không có hại hoặc có thể có lợi cho cơ thể nhưng một lượng lớn có thể dẫn đến tình trạng say hay ngộ độc rượu cấp tính và các tình trạng nguy hiểm cho sức khỏe như: nôn ọe, khó thở do thiếu oxy, lạnh, đột tử hoặc tình trạng nghiện rượu sẽ sinh ra các bệnh lý như bệnh lý liên quan đến gan, rối loạn tâm thần - hành vi, thoái hóa hệ thần kinh, nhiễm độc, bệnh dạ dày và bệnh tim mạch.

Trong rượu bình thường hay còn gọi là rượu bia thực phẩm là rượu bia có chứa ethanol. Tuy được dùng để pha chế đồ uống giải khát nhưng bản thân ethanol cũng là chất có thể gây độc hại cho con người khi lạm dụng.

1. Hấp thụ và phân hủy rượu trong cơ thể

Ethanol trong rượu có vị nồng, giúp cải thiện tình trạng chán ăn. Khi vào cơ thể qua đường uống, quá trình hấp thụ và phân hủy ethanol bắt đầu ngay từ màng niêm mạc trong miệng, được hấp thụ trên toàn tuyến tiêu hóa và đi thẳng vào máu, từ máu vào gan và phân hủy một phần lớn ở gan.

Có nghiên cứu cho rằng rượu vào cơ thể được hấp thu nhanh với 20% hấp thu tại dạ dày và 80% tại ruột non, sau 30-60 phút toàn bộ rượu được hấp thu hết rồi rượu được chuyển hóa chủ yếu tại gan (90%). Các yếu tố làm tăng khả năng hấp thụ rượu vào máu, nhưng lại cản trở việc phân hủy rượu gồm đường (trong các loại rượu ngọt), CO 2 (đồ uống có ga). Ngược lại, dầu mỡ kéo dài thời gian hấp thu rượu.

Cơ thể loại trừ một phần nhỏ ethanol bằng con đường bài tiết qua mồ hôi, nước tiểu, hơi thở, sữa mẹ, phần còn lại được biến đổi do oxy hóa và cho năng lượng.

2. Ngộ độc rượu và các bệnh do rượu

Ethanol ức chế làm suy yếu hệ thần kinh trung ương, gây giảm hoạt tính các neuron thần kinh. Ngộ độc rượu (say rượu) là hậu quả nhiễm độc nhất thời khi uống rượu vượt quá mức chấp nhận của cơ thể dẫn đến các biểu hiện bất thường của hệ thần kinh và các hành vi không bình thường khác.

-  Ngộ độc cấp tính: Giai đoạn đầu có dấu hiệu kích thích (người thấy sảng khoái, nói nhiều, các vận động phối hợp đã bị rối loạn). Giai đoạn ức chế biểu hiện: Phản xạ gân xương giảm, tri giác giảm, mất khả năng tập trung tư tưởng. Giãn mạch ngoại vi, hạ huyết áp, tử vong.

-  Ngộ độc mạn tính: Uống rượu kéo dài dẫn đến sút cân, chán ăn, tiêu chảy do tổn thương gan và ruột, da tái do thiếu máu, thoái hóa gan, xơ gan, có thể ung thư gan, mất trí nhớ, run, rối loạn tâm thần.

Các bệnh gây ra do uống rượu:

-  Viêm gan do rượu

-  Sảng run (rối loạn ý thức kiểu mê sảng hay rối loạn về thần kinh như toàn thân run lập cập, nói chuyện lắp bắp không rõ ràng)

-  Bệnh gout

-  Bệnh tim mạch

-  Bệnh phổi

-  Bệnh viêm loét dạ dày

3. Ngộ độc do methanol

Tuy nhiên nguy hiểm hơn và thường dẫn đến chết người là khi uống rượu có chứa methanol, một sản phẩm của quá trình điều chế cồn công nghiệp.

Methanol, còn được gọi là metylic ancohol, là rượu có công thức hóa học đơn giản nhất, nhẹ, dễ bay hơi, không màu, dễ cháy với một mùi đặc trưng, rất giống ethanol. Methanol là chất rất độc, với lượng nhỏ gây mù, nhiều hơn có thể tử vong dễ dàng.

Để hạ giá thành sản phẩm, nhiều cơ sở sản xuất đã pha methanol vào rượu để bán cho người tiêu dùng. Những người sử dụng thường bị nghiện rượu, ham rượu rẻ nên thường mua phải rượu có lẫn tạp chất là methanol, uống nhiều có thể gây chết người.

Methanol sau khi được uống vào sẽ chuyển hoá thành formaldehyde nhờ men alchoholdehydrogenase và sau đó thành formic acid nhờ men acetaldehyde dehydrogenase. Chính những chất này gây độc cho gan, gây suy thận cấp, đặc biệt là gây toan hóa máu nặng nề.

Các triệu chứng nhiễm độc methanol thường xuất hiện trong vòng 30 phút sau khi uống hoặc có thể muộn hơn, tuỳ thuộc vào số lượng mà bệnh nhân uống. Thường có hai giai đoạn:

Giai đoạn kín đáo (vài giờ đến 30 giờ đầu): triệu chứng lúc đầu thường kín đáo và nhẹ (ức chế nhẹ thần kinh, an thần, vô cảm) nên thường bị bệnh nhân chủ quan và bỏ qua hoặc không được phát hiện.

Giai đoạn biểu hiện ngộ độc: nôn mửa, đau bụng, phản ứng chậm, đi đứng xiêu vẹo; giảm khả năng nghe, nhìn, ngửi; trí nhớ giảm sút, thiếu kiềm chế hoặc ngộ độc nặng có thể dẫn đến bất tỉnh, xanh tái, tử vong.

4. Xử lý khi ngộ độc rượu và cách phòng tránh

Xử lý ngộ độc rượu: Khi bệnh nhân bị ngộ độc rượu, nhất là có rối loạn ý thức, nguyên tắc cấp cứu cơ bản ban đầu là phải đảm bảo thông thoáng đường hô hấp bằng cách cho bệnh nhân nằm đầu cao và tư thế nghiêng an toàn. Nếu bệnh nhân không tỉnh hoặc tỉnh dậy nhưng đau đầu nhiều, chóng mặt và nhìn mờ, sợ ánh sáng, đau mắt, giảm hoặc mất thị lực, ảo thị... thì cần phải đưa tới bệnh viện khám.

Phòng tránh ngộ độc rượu:

-  Một người bình thường không nên uống quá 1 đơn vị rượu/ngày (1 đơn vị rượu chứa10g cồn), tương đương:

+  30ml rượu mạnh (40-43 độ);

+  100ml rượu vang (13,5 độ);

+  330ml bia hơi (5 độ);

+  2/3 chai 500ml hoặc lon bia 330ml (5 độ).

-  Không mua và sử dụng rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không nhãn mác.

-  Không uống rượu tự pha chế, ngâm lá, rễ khi không biết rõ về độc tính của  nó.

Ngoài ra, mọi người dân cần tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức về quy định không bán rượu cho người dưới 18 tuổi.

Trong rượu bình thường hay còn gọi là rượu bia thực phẩm là rượu bia có chứa ethanol. Tuy được dùng để pha chế đồ uống giải khát nhưng bản thân ethanol cũng là chất có thể gây độc hại cho con người khi lạm dụng.

1. Hấp thụ và phân hủy rượu trong cơ thể

Ethanol trong rượu có vị nồng, giúp cải thiện tình trạng chán ăn. Khi vào cơ thể qua đường uống, quá trình hấp thụ và phân hủy ethanol bắt đầu ngay từ màng niêm mạc trong miệng, được hấp thụ trên toàn tuyến tiêu hóa và đi thẳng vào máu, từ máu vào gan và phân hủy một phần lớn ở gan.

Có nghiên cứu cho rằng rượu vào cơ thể được hấp thu nhanh với 20% hấp thu tại dạ dày và 80% tại ruột non, sau 30-60 phút toàn bộ rượu được hấp thu hết rồi rượu được chuyển hóa chủ yếu tại gan (90%). Các yếu tố làm tăng khả năng hấp thụ rượu vào máu, nhưng lại cản trở việc phân hủy rượu gồm đường (trong các loại rượu ngọt), CO 2 (đồ uống có ga). Ngược lại, dầu mỡ kéo dài thời gian hấp thu rượu.

Cơ thể loại trừ một phần nhỏ ethanol bằng con đường bài tiết qua mồ hôi, nước tiểu, hơi thở, sữa mẹ, phần còn lại được biến đổi do oxy hóa và cho năng lượng.

2. Ngộ độc rượu và các bệnh do rượu

Ethanol ức chế làm suy yếu hệ thần kinh trung ương, gây giảm hoạt tính các neuron thần kinh. Ngộ độc rượu (say rượu) là hậu quả nhiễm độc nhất thời khi uống rượu vượt quá mức chấp nhận của cơ thể dẫn đến các biểu hiện bất thường của hệ thần kinh và các hành vi không bình thường khác.

-  Ngộ độc cấp tính: Giai đoạn đầu có dấu hiệu kích thích (người thấy sảng khoái, nói nhiều, các vận động phối hợp đã bị rối loạn). Giai đoạn ức chế biểu hiện: Phản xạ gân xương giảm, tri giác giảm, mất khả năng tập trung tư tưởng. Giãn mạch ngoại vi, hạ huyết áp, tử vong.

-  Ngộ độc mạn tính: Uống rượu kéo dài dẫn đến sút cân, chán ăn, tiêu chảy do tổn thương gan và ruột, da tái do thiếu máu, thoái hóa gan, xơ gan, có thể ung thư gan, mất trí nhớ, run, rối loạn tâm thần.

Các bệnh gây ra do uống rượu:

-  Viêm gan do rượu

-  Sảng run (rối loạn ý thức kiểu mê sảng hay rối loạn về thần kinh như toàn thân run lập cập, nói chuyện lắp bắp không rõ ràng)

-  Bệnh gout

-  Bệnh tim mạch

-  Bệnh phổi

-  Bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng

3. Ngộ độc do methanol

Tuy nhiên nguy hiểm hơn và thường dẫn đến chết người là khi uống rượu có chứa methanol, một sản phẩm của quá trình điều chế cồn công nghiệp.

Methanol, còn được gọi là metylic ancohol, là rượu có công thức hóa học đơn giản nhất, nhẹ, dễ bay hơi, không màu, dễ cháy với một mùi đặc trưng, rất giống ethanol. Methanol là chất rất độc, với lượng nhỏ gây mù, nhiều hơn có thể tử vong dễ dàng.

Để hạ giá thành sản phẩm, nhiều cơ sở sản xuất đã pha methanol vào rượu để bán cho người tiêu dùng. Những người sử dụng thường bị nghiện rượu, ham rượu rẻ nên thường mua phải rượu có lẫn tạp chất là methanol, uống nhiều có thể gây chết người.

Methanol sau khi được uống vào sẽ chuyển hoá thành formaldehyde nhờ men alchoholdehydrogenase và sau đó thành formic acid nhờ men acetaldehyde dehydrogenase. Chính những chất này gây độc cho gan, gây suy thận cấp, đặc biệt là gây toan hóa máu nặng nề.

Các triệu chứng nhiễm độc methanol thường xuất hiện trong vòng 30 phút sau khi uống hoặc có thể muộn hơn, tuỳ thuộc vào số lượng mà bệnh nhân uống. Thường có hai giai đoạn:

Giai đoạn kín đáo (vài giờ đến 30 giờ đầu): triệu chứng lúc đầu thường kín đáo và nhẹ (ức chế nhẹ thần kinh, an thần, vô cảm) nên thường bị bệnh nhân chủ quan và bỏ qua hoặc không được phát hiện.

Giai đoạn biểu hiện ngộ độc: nôn mửa, đau bụng, phản ứng chậm, đi đứng xiêu vẹo; giảm khả năng nghe, nhìn, ngửi; trí nhớ giảm sút, thiếu kiềm chế hoặc ngộ độc nặng có thể dẫn đến bất tỉnh, xanh tái, tử vong.

4. Xử lý khi ngộ độc rượu và cách phòng tránh

Xử lý ngộ độc rượu: Khi bệnh nhân bị ngộ độc rượu, nhất là có rối loạn ý thức, nguyên tắc cấp cứu cơ bản ban đầu là phải đảm bảo thông thoáng đường hô hấp bằng cách cho bệnh nhân nằm đầu cao và tư thế nghiêng an toàn. Nếu bệnh nhân không tỉnh hoặc tỉnh dậy nhưng đau đầu nhiều, chóng mặt và nhìn mờ, sợ ánh sáng, đau mắt, giảm hoặc mất thị lực, ảo thị... thì cần phải đưa tới bệnh viện khám.

Phòng tránh ngộ độc rượu:

-  Một người bình thường không nên uống quá 1 đơn vị rượu/ngày (1 đơn vị rượu chứa10g cồn), tương đương:

+  30ml rượu mạnh (40-43 độ);

+  100ml rượu vang (13,5 độ);

+  330ml bia hơi (5 độ);

+  2/3 chai 500ml hoặc lon bia 330ml (5 độ).

-  Không mua và sử dụng rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không nhãn mác.

-  Không uống rượu tự pha chế, ngâm lá, rễ khi không biết rõ về độc tính của  nó.

Ngoài ra, mọi người dân cần tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức về quy định không bán rượu cho người dưới 18 tuổi.

Ý kiến bạn đọc