Cụ thể:
Đối với hành vi “ Người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà không đội mũ, đeo khẩu trang ”: mức phạt 2.000.000 đồng, hành vi “ Không bố trí riêng biệt theo quy định của pháp luật về nơi bảo quản nguyên liệu, thành phẩm, sơ chế, chế biến và các khu vực phụ trợ liên quan ” xử phạt 6.000.000 đồng, hành vi “ Sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 05 người trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự ” xử phạt 90.000.000 đồng và đình chỉ một phần hoạt động có thời hạn 4 tháng, thời điểm đình chỉ tính từ ngày ban hành quyết định xử phạt.
Ngoài hình thức phạt tiền, còn có hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động kinh doanh bánh mì ổ có nhân 04 tháng theo quy định; thời điểm đình chỉ tính từ ngày ban hành Quyết định xử phạt.
Và biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiêu hủy thực phẩm theo quy định; thời hạn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả 03 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định. Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm theo quy định tại Điểm c, Khoản 11, Điều 22 của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP, ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Nguyên nhân của vụ việc: vào ngày 24/01/2019 Ban Quản lý An toàn thực phẩm (Ban Quản lý ATTP) nhận được thông tin có nhiều người nhập viện cấp cứu tại bệnh viện Tâm Trí, Trung tâm Y tế quận Cẩm Lệ; Ban Quản lý ATTP thành lập Đoàn điều tra ngộ độc thực phẩm và ghi nhận có 88 người có các triệu chứng có triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy và nhập viện; Các bệnh nhân khai nhận có ăn bánh mỳ kèm nhân (thịt nguội, chả, sốt trứng, pate, dăm bông, đồ chua và rau sống) mua tại Cơ sở sản xuất kinh doanh bánh mỳ địa chỉ 236 đường Văn Tiến Dũng, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng. Ban quản lý ATTP thành lập Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra toàn diện cơ sở bánh mỳ nêu trên, lấy mẫu để gửi xét nghiệm (gồm 08 mẫu: Chả bò, pate, đồ chua, sốt dầu trứng, thịt nguội, dăm bông, rau sống). Kết quả dăm bông nhiễm Samonella (theo QCVN 8-3:2012/BYT là không có), mẫu rau sống nhiễm Samonella (theo QCVN 8-3:2012/BYT là không có), mẫu dưa chua (đồ chua) nhiễm Clostridium perfringens là 1,9x102 CFU/g (theo Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 đối với nhóm rau quả muối giới hạn tối đa là 10 CFU/g), là vượt ngưỡng giới hạn cho phép.
Đây là trường hợp đầu tiên áp dụng khung hình phạt về hành vi gây ra ngộ độc thực phẩm trên địa bàn thành phố Đà Nẵngtheo Nghị định số 115/2018/NĐ-CP, ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Ban Quản lý An toàn thực phẩm Đà Nẵng