MỘT SÔ CÁCH CHÉ BIÊN, SỬ DỤNG THỰC PHẨM KHÔNG AN TOÀN
loading...
14:51 08/04/2021

Nấm mộc nhĩ ngâm lâu Nấm mộc nhĩ là một loại nấm ăn quen thuộc, rất giàu chất dinh dưỡng và là thực phẩm thường xuyên xuất hiện trên bàn ăn của nhiều gia đình.

Nấm mộc nhĩ chủ yếu được bán dưới dạng đã sấy khô. Do đó, trước khi ăn cần ngâm với nước cho nấm nở ra.

Một trong những sai lầm mà nhiều người hay mắc phải khi chế biến nấm là rửa quá kỹ và ngâm nấm trong nước quá lâu. Điều này sẽ làm mất đi những dưỡng chất bên trong nấm. Trong đó, một trong những chất rất quan trọng sẽ bị mất đi khi ngâm nấm quá lâu trong nước là ergosterol (được coi là tiền Vitamin D).

Đáng nói hơn, với mộc nhĩ, nếu ngâm quá lâu, như ngâm qua đêm, sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng sinh sôi. Loại vi khuẩn này có thể sản sinh ra một chất độc cực mạnh, đặc biệt rất có hại cho gan dẫn đến ngộ độc thực phẩm và thậm chí là suy gan nặng. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên ngâm nấm mộc nhĩ trong 2-4 tiếng để đảm bảo an toàn.

Các loại rau muối xổi:

Bản thân các loại rau có chứa một lượng nitrat nhất định. Chất này có trong đất và được hấp thu vào trong quá trình sinh trưởng của rau. Sau quá trình muối chua, các nitrat này sẽ dần chuyển hóa thành nitrit. Đây là một chất có tính oxy hóa cao, sau khi vào cơ thể con người sẽ dễ dàng cản trở sự kết hợp của hemoglobin và oxy. Việc này có thể gây tổn thương các tế bào trong cơ thể và mô gan.

Ngoài ra, nitrit tồn tại lâu trong cơ thể dễ bị axit dịch vị xúc tác và khử thành nitrosamine, có khả năng gây ung thư mạnh. Nitrosamine không chỉ gây tổn thương trực tiếp đến mô gan mà còn có nguy cơ khiến tế bào gan bị ung thư.

Điều đáng chú ý là hàm lượng nitrit trong dưa muối đạt đến đỉnh điểm trong khoảng 1 tuần và giảm dần trong khoảng 14 ngày, từ khi muối. Nếu quá trình muối chua không đạt tiêu chuẩn thì hàm lượng nitrit sẽ còn cao hơn nữa.

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, dù các loại rau muối chua mang đến nhiều giá trị về đường tiêu hóa nhưng không nên quá lạm dụng. Đặc biệt, cần tránh ăn các loại rau muối xổi, bởi chúng có hàm lượng nitrit cao.

Khoai tây mọc mầm:

Sau khi khoai tây mọc mầm, solanin, chất có hại cho cơ thể người sẽ được sản sinh nên khoai lúc này không còn an toàn để ăn.

Solanin là chất rất độc. Nếu ăn phải 0,2g có thể gây ngộ độc cho người lớn. Gan là cơ quan thải độc và giải độc chính, sau khi chất độc xâm nhập vào cơ thể thì gan cũng là nơi chịu tổn thương nặng nề nhất.

Bên cạnh đó, nhiều người có thói quen cắt bỏ phần mọc mầm và ăn tiếp. Tuy nhiên đây là biện pháp sai lầm, bởi trên thực tế, sau khi đã phát triển độc tố sẽ phân bố khắp củ khoai, nếu cắt bỏ một phần củ khoai tây sẽ không loại bỏ hoàn toàn được độc tố.

Ý kiến bạn đọc