Các sản phẩm thuộc đơn vị sản xuất ngành Nông nghiệp và Y tế lại thuộc phạm vi điều chỉnh văn bản chuyên ngành riêng. Điều này gây khó khăn trong việc lập biên bản kiểm tra thực tế đối với đơn vị sản xuất.
Qua Hệ thống Tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Câu lạc bộ cựu đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung văn bản pháp luật liên ngành cho phù hợp thực tiễn.
Về vấn đề này, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế trả lời như sau:
Việc bảo đảm an toàn thực phẩm do Chính phủ thống nhất quản lý. Chính phủ đã phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm cho các Bộ ngành (Điều 36 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 quy định chi tiết thực hiện một số điều của Luật An toàn thực phẩm). Trong đó quy định bảo đảm nguyên tắc một cửa, một sản phẩm, một cơ sở sản xuất kinh doanh chỉ chịu sự quản lý của một cơ quan quản lý Nhà nước và phân công quản lý đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, vừa sản xuất vừa kinh doanh nhiều loại sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, không có trường hợp một doanh nghiệp vừa được cấp Giấy chứng nhận của Bộ Y tế vừa được cấp Giấy chứng nhận của Bộ Công Thương và/hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (quy định tại Khoản 5, Khoản 8, Khoản 9, Khoản 10, Điều 36 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP).
Nguồn: Chinhphu.vn
Tin mới cập nhật
- Xuất hiện quyết định giả mạo lập đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm của Sở Y tế ( 03/10)
- Tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và người trực tiếp làm việc tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trong khách sạn ( 25/09)
- MỘT SỐ LƯU Ý KHI CHỌN BÁNH TRUNG THU VÀ BẢO QUẢN BÁNH TRUNG THU ( 23/08)
- Hội nghị sơ kết 01 năm triển khai mô hình điểm “Phụ nữ nói không với thực phẩm không an toàn” ( 21/08)
- NỘI DUNG BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ LỢI ÍCH CỦA VIỆC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT ( 16/08)
Ý kiến bạn đọc